New Product

Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng

Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng

Càng gần những ngày cuối năm, không khí Tết cổ truyền càng rạo rực. Vào dịp này, các công ty bên cạnh việc ráo riết kết toán sổ sách, công việc để chuẩn bị bàn giao sang năm mới cũng không thể quên một việc hết sức quan trọng : lên kế hoạch tặng quà biếu Tết cho các khách hàng thân thiết đã gắn bó, hợp tác với công ty trong suốt một năm qua. Việc biếu quà Tết hết sức quan trọng, ngoài việc bày tỏ lòng tri ân chân thành đối với khách hàng, còn nhằm quảng bá và khẳng định thương hiệu của công ty.

Để tránh lãng phí ngân sách của công ty, bạn hãy lên danh sách cụ thể các đối tượng khách hàng thân thiết của mình, dựa vào doanh thu, thời gian hợp tác lâu dài, tiềm năng phát triển của từng nhóm khách hàng mà sẽ đưa ra những chính sách quà tặng cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải thật khéo léo, tránh để khách hàng của bạn cảm thấy bị phân biệt lẫn nhau, mà cho họ cảm nhận được rằng đó là sự biết ơn chân thành của công ty bạn dành cho họ.

Điều cần lưu ý đầu tiên khi tặng quà biếu đó chính là hiểu rõ đối tượng mà công ty mình đang muốn tri ân. Vì một số lý do nhất định, các cá nhân trong công ty của đối tác sẽ không được phép nhận quà biếu từ bất kỳ một nhà phân phối hay đối tác khác của họ. Trong trường hợp này, bạn nên khéo léo lựa chọn những hình thức tri ân khác cho phù hợp với chính sách công ty họ, đừng để món quà biếu của mình trở thành rắc rối không đáng có.
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng


Điều quan trọng để chiếm được cảm tình của khách hàng khi biếu quà, hãy lưu ý đến những món quà gắn liền với sở thích của khách hàng. Những món quà ít nhiều liên quan đến sở thích của khách hàng, có giá trị thực tiễn cao luôn làm cho khách hàng hài lòng, đồng thời cho khách hàng của bạn thấy rằng công ty của bạn luôn có sự quan tâm  sâu sắc đến họ, hình ảnh công ty của bạn trong mắt khách hàng càng tốt đẹp và bền vững.

Hiện nay, đời sống con người càng cao, con người càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe. Chính vì thế, các món quà liên quan đến chủ đề này rất được quý trọng.

Ngoài ra, bất kể món quà của công ty bạn có giá trị thế nào, thì điều tối quan trọng là hãy chăm chút đến hình thức của chúng. Khi nhận quà, hình thức của món quà là điều đầu tiên khách hàng quan tâm đến. Một món quà được chăm chút tỉ mỉ, tinh tế thể hiện sự quan tâm và trân trọng khách hàng, đồng thời khẳng định phong cách làm việc chuyên nghiệp của công ty bạn.
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng


Cuối cùng, đừng quên khẳng định một lần nữa thương hiệu công ty bạn bằng những hiển thị tinh tế trên món quà, kèm theo là một tấm thiệp ghi những lời cảm ơn, tri ân khách hàng và bày tỏ mong muốn được hợp tác lâu dài với họ.
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng
Nghệ thuật biếu quà Tết cho khách hàng
Rượu sữa ngựa Mông Cổ, món quà biếu sang trọng và độc đáo
Rượu sữa ngựa Mông Cổ, món quà biếu sang trọng và độc đáo

Nắm bắt được những nhu cầu thiết thực đó, Lesony Shop đã mạnh dạn tìm hiểu và nhập khẩu về Rượu sữa ngựa Mông Cổ - một đặc sản nổi tiếng của miền đất Mông Cổ xa xôi và huyền bí.

Rượu sữa ngựa là món uống truyền thống lâu đời của Mông Cổ. Rượu được làm từ những nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, kết hợp với phương pháp ủ, chưng cất bí truyền của người dân du mục.
Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa có giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, được người dân du mục Mông Cổ sử dụng hằng ngày. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

Rượu sữa ngựa Mông Cổ đựng trong những bình da thuộc được làm thủ công rất tỉ mỉ từng đường kim mủi chỉ, hoa văn và màu sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của Mông Cổ, đính thêm những viên đá màu bắt mắt. Đây chắc chắn là món quà biếu sang trọng, tinh tế và hoàn toàn mới lạ, độc đáo mà bạn có thể dành tặng cho khách hàng, người thân và bạn bè của mình.

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Nhanh tay liên hệ ngay với shop để sở hữu món quà ý nghĩa nhất, độc đáo nhất dành tặng người thân của bạn nhân dịp Noel 2015 cận kề và Tết nguyên đán Bính Thân sắp tới nhé!

- Hotphone : 090 688 7139 ( Mr.Sơn )
- Facebook fanpage : https://www.facebook.com/ruousuanguamongcochinhhang
- Website : http://ruousuanguamongco.blogspot.com
Learn more »

Thông tin liên hệ


Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ


Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ


Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Learn more »

Dương bì tửu - Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Product : Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Type : Dương bì tửu
Packing : 500ml x 1
Vol : 38%
Regions : Nội Mông/ Mông Cổ

Tasting Note : 

Rượu có hương thơm của đại mạch, hòa quyện với hương sữa, đậm đà hương vị của thảo nguyên.

Kiểu dáng bắt mắt với bao da thuộc được đan thủ công rất tỉ mỉ, họa tiết tinh tế minh họa nền văn hóa Mông Cổ, đính đá sang trọng. Sản phẩm rất thích hợp dùng làm quà biếu dịp lễ, Tết, sinh nhật...



Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Rượu sữa ngựa Mông Cổ
Rượu sữa ngựa Mông Cổ

Learn more »

Những điều bạn chưa biết về sữa ngựa

Những Điều Bạn Chưa Biết Về Sữa Ngựa

Theo DS.Đỗ Huy Ích và các GS, PGS ở viện dược liệu, Ngựa có thính giác, thị giác và khứu giác rất nhạy cảm. Ngựa mang thai gần một năm, mỗi lần chỉ đẻ một con, khoảng 2 năm mới đẻ một lần. Hầu hết các bộ phận của Ngựa có thể chế biến thành các món ăn – vị thuốc hợp khẩu vị.
Những điều bạn chưa biết về sữa ngựa
Sữa ngựa có chứa 2,1% protid (cao hơn sữa mẹ 1,5%), 1,1% lipit, chứa vitamin A,C cao hơn sữa bò, các muối khoáng và các nguyên tố vi lượng cũng nhiều hơn các loại sữa khác. Sữa ngựa có vị ngọt tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận táo. Theo truyền thống, để trờ nên tỉnh táo nhanh nhẹn, những người dân du mục có cuộc sống gắn liền với con ngựa thường uống sữa ngựa. Sữa ngựa tươi pha ít đường trắng, đun sôi, uống hằng ngày là thuốc bổ, sinh huyết, dễ tiêu, chữa ho và ráo phổi. 

Tại Đức người ta dùng sữa ngựa để phục hồi sức khỏe mau chóng và cho người bị lao phổi và bệnh nan y.

Ở Nga, sữa ngựa pha chế thành sữa chua để dùng giải khát và tăng lực rất tốt, tăng hưng phấn khi mệt mỏi, chữa khỏi bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bài tiết sinh dục, hệ thần kinh và nhiều loại bệnh ngoài da.

Ở Mông Cổ, người dân lại có tập quán lâu đời về rượu sữa ngựa để bồi dưỡng, làm giảm béo, chữa thiếu máu bệnh lao phổi.

Tại một nước, các thầy thuốc khoa nhi khuyên nên dùng sữa ngựa bổ sung cho trẻ thiếu tháng.

Ở TP.HCM,rượu sữa ngựa Mông Cổ hiện được bán duy nhất tại Lesony Shop.
Learn more »

Khám phá Tết tháng trắng kỳ thú của người Mông Cổ

Depplus.vn -
Tsagaan Sar - Tết Tháng trắng cổ truyền của người Mông Cổ, diễn ra gần như cùng lúc với Tết Nguyên đán của Việt Nam và mang những phong tục thú vị đậm màu sắc du mục.

Tết tháng trắng của người Mông Cổ

Nằm hoàn toàn trong lục địa ở Trung Á, phía Bắc giáp Nga và phía Nam giáp Trung Quốc, Mông Cổ là một đất nước khá rộng với diện tích 1,56 triệu km² và dân số trên 2,7 triệu người với mật độ dân cư thưa thớt. Văn hóa Mông Cổ ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa Nga và Trung Quốc. 
 
Ngày tết cổ truyền âm lịch ở Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar, hoặc tết Tháng Trắng. Đây là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này (ngày tết còn lại là tết Naadam vào tháng 7). Ngày tết này được tính theo lịch Tây Tạng, diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết Nguyên đán.
Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ trong xã hội.
 
Tsagaan Sar được dịch sang tiếng Việt là tháng trắng. Nguồn gốc của tên gọi này có thể bắt nguồn từ màu trắng của mùa đông hay từ màu trắng của thực phẩm, đặc biệt là từ sữa. Người dân nơi đây luôn nghĩ rằng màu trắng mang lại cho họ hạnh phúc và sức khỏe. Vì vậy, theo lịch Mông Cổ, tháng đầu tiên của năm được gọi là tháng trắng - một sự khởi đầu tinh khiết và sạch sẽ.
Theo tập quán, vào những ngày Tết này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Nghi thức trước đêm giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa - một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông Cổ. 
 
Đêm giao thừa được người dân Mông Cổ gọi là Bituun có nghĩa là “tối thui”, “đóng lại” bởi trong đêm này, bầu trời hoàn toàn không có ánh trăng hay sao và là thời khắc đóng lại một năm cũ. Mọi người sẽ ăn thật no vì họ tin rằng nếu không làm như vậy thì trong suốt cả năm mới sẽ bị đói. Không chỉ có vậy, cuộc sống tự do, phóng khoáng nơi miền thảo nguyên nằm ngay trong những túp lều cửa không khoá bao giờ. Ngạn ngữ Mông Cổ có câu: “Hạnh phúc là người thường xuyên có khách đến chơi, hân hoan là luôn có ngựa của khách cột trước cửa nhà”. Nhất là trong Tết, những ngôi nhà luôn bày sẵn trên bàn bánh mì, bánh gối, thịt luộc (cừu, bò) cùng dao, dĩa, chảo sữa lăn tăn sôi trên than củi; dù gia chủ đi vắng. Khách lỡ đường, cứ việc đẩy cửa ghé vào là có cái ăn. Nếu có lòng để lại một chút tiền cảm ơn, không có cũng không sao, chỉ cần để lại gì đó ra dấu "tôi đã tới ăn đồ, tôi cảm ơn". Người Mông Cổ quan niệm, nếu nhà nào không có đồ ăn, thức uống đễ sẵn như vậy cho khách đường xa thì đó là nhà vô phúc, kém cỏi.
 
Người dân cũng tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, cố gắng giải quyết hết mọi vấn đề và trả mọi khoản nợ nần. Vào tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để tiễn đưa năm cũ và đón giao thừa. Từ thời khắc giao thừa cho đến hết Tết, người dân Mông Cổ sẽ thắp đèn nến và hương nhang lên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ các tộc trưởng, bộ tộc và bàn thờ Phật trong các chùa, đền, miếu cả ngày lẫn đêm.


Vào những ngày đầu năm, ở Mông Cổ còn có tục uống trà, người ta pha trà và rót ra chén đầu tiên, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ cầm chén trà đầu tiên vẩy khắp 4 hướng để rửa sạch những điều xui xẻo, phiền muộn của năm cũ. Sau đó mới tiếp tục rót chén trà thứ kế tiếp cho những thành viên trong gia đình. Một số nhà còn giữ tục đón mặt trời mọc, mọi người sẽ mặc quần áo mới, nhóm lửa và chờ mặt trời. Kế đó, họ leo lên đỉnh núi, mang theo thức ăn, bắt đầu đi về hướng nào đó theo tử vi – được gọi là muruu gargakh (lễ xuất hành đầu năm). Theo người Mông cổ, vào năm mới, nếu đi lên đỉnh núi để chào đón mặt trời chắc chắn họ sẽ gặp rất nhiều may mắn quanh năm.
 
Năm mới, tất cả chọn một ngày họp lại trong nhà của người già nhất vùng, trao đổi các món quà cho nhau cầu năm mới thịnh vượng, ấm no, ngoài ra không quên "mừng tuổi" trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau ăn các món ăn truyền thống, ví dụ như món cơm và sữa đông, cơm với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz (một dạng như bánh bao), sữa ngựa lên men (Airag) hoặc rượu vodka trộn sữa. Để có món sữa ngựa lên men ngon nhất, họ sẽ cho sữa ngựa vào một túi da treo lên cao, mỗi ngày phải lắc đều nhiều lần. Rượu sữa ngựa không được quá lỏng, cũng không quá đặc, uống vào sẽ có vị chua chua của men, vị béo của sữa ngựa, lại giàu chất khoáng và vitamin tốt cho tiêu hoá, đặc biệt rượu sữa ngựa còn rất tốt cho làn da và mái tóc của chị em phụ nữ Mông Cổ. 
 
Cũng giống như ở Việt Nam, người Mông Cổ cũng có tục chúc tết. Nhưng đặc biệt khi chúc tết, các thành viên trong gia đình sẽ cầm những tấm vải dài (khadag) tựơng trưng cho lòng thương và điềm lành. Với người Mông Cổ, đàn cừu đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đây là nguồn lương thực chính của họ. Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày Tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn. Do đó, thay vì chúc tiền của công danh, những ngày này mọi người sang lều/nhà nhau và nói câu: “Chúc đàn cừu ngày càng to béo". 
 
Ngày Tết Tsagaan Sar, người Mông Cổ không thể thiếu những hoạt động đua ngựa, bắn cung gắn liền với cuộc sống mỗi ngày của người Mông cổ. Đặc biệt không chỉ có nam giới Mông Cổ mới tham gia bắn cung, đua ngựa, mà chính phụ nữ Mông Cổ, nhờ thói quen với cuộc sống du mục mà cũng tham gia với sự thành thục và kĩ năng không thua kém phái mạnh.
 
Với thế giới đất nước Mông Cổ vẫn còn rất nhiều điều bí bẩn, từ cách sống cho đến tập tục ăn uống, văn hoá của người dân nơi đây. Nhưng sự hấp dẫn và lý thú về đất nước của những con người du mục hiếu khách vẫn luôn là niềm tò mò với những ai yêu du lịch khám phá. Có dịp ghé qua Mông Cổ vào dịp Tết tháng trắng này, hãy tranh thủ thưởng thức những món ăn truyền thống, xem đua ngựa và đừng quên thưởng thức một ly sữa ngựa lên men đặc biệt nổi tiếng nhé.
C.M.T.G (Depplus.vn/MASK)
Ảnh: Internet 
Learn more »

Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ

Không chỉ khiến khách du lịch nước ngoài tò mò về thực đơn hàng ngày, cách chế biến món ăn nơi đây cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng. 

Dê hầm đá

Nguyên liệu để làm món dê hầm đá gồm thịt dê được chia thành từng tảng nhỏ đã bỏ xương, rau củ, một chút gia vị và… đá.
Không phải loại đá nào cũng được tận dụng để nấu nướng. Người dân nơi đây chỉ chọn khoảng 20-25 hòn đá to tương đương với nắm tay, bề mặt nhẵn rồi rửa sạch, hơ nóng trong lửa suốt hàng tiếng đồng hồ. Sau khi “sơ chế” đá, người ta xếp xen kẽ đá với các tảng thịt sao cho vừa khít chiếc nồi nấu. Lớp trên cùng được lấp đầy bằng củ, gia vị và rau xanh nếu có. Ngoài tác dụng giúp món ăn chín đều, các viên đá khô khốc còn có tác dụng thấm bớt lớp mỡ ngậy của thịt dê. Khi “ra lò”, món ăn được thưởng thức bằng tay thay vì dùng dĩa để tách nhỏ.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Để nấu món dê hầm đá, người dân nơi đây chỉ chọn những hòn đá to tương đương với nắm tay, bề mặt nhẵn rồi rửa sạch, hơ nóng trong lửa suốt hàng tiếng đồng hồ. Ảnh: reddit.com
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Món dê hầm đá hấp dẫn. Ảnh: discovermongolia

Thịt cừu nướng 

Món cừu của người Mông Cổ có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng nổi bật và ấn tượng hơn cả vẫn là các món nướng. Đùi cừu nướng cùng các loại rau thơm, thảo quả được xem là linh hồn của tất cả các bữa tiệc của người Mông Cổ… Hình ảnh bếp lửa cháy bập bùng giữa tiết trời giá lạnh, bao quanh là những người đàn ông, phụ nữ và cả những đứa trẻ hai má đỏ ửng lên vì rét đang cùng chờ đợi những xiên thịt cừu chín dường như đã trở thành một nét văn hóa của người dân Mông Cổ.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Đùi cừu nướng cùng các loại rau thơm, thảo quả được xem là linh hồn của tất cả các bữa tiệc của người Mông Cổ. Ảnh: discovermongolia

Bánh hấp (Buuz)

Bánh hấp là loại bánh không quá xa lạ đối với du khách, song cách chế biến bánh với lớp nhân ngồn ngộn thịt của người Mông Cổ khiến không ít người tò mò. Để làm nên chiếc bánh hấp (buuz), các đầu bếp tại đây sẽ chuẩn bị nhân bánh bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như thịt cừu hoặc bò kết hợp với hành tây, tỏi và gia vị.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Bánh hấp của Mông Cổ có nhân bánh bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như thịt cừu hoặc bò kết hợp với hành tây, tỏi và gia vị. Ảnh: roadtripmongolia.wordpress.com
Do rau xanh, củ quả ở đây khá hiếm nên nếu có điều kiện, người ta sẽ cho thêm hạt cây thì là, các loại thảo mộc của cao nguyên Mông Cổ cùng với khoai tây nghiền, bắp cải thái nhỏ vào phần nhân. Bởi nhân bánh rất nhiều nên lớp vỏ khó có thể mềm mỏng như thường thấy, mà khá dày để đảm bảo trong quá trình hấp chúng không bị bục nát.
Người Mông Cổ coi bánh hấp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Tsagaan Sar. Tại đây, người ta dùng chúng với xà lách, bánh mì, rượu sữa ngựa hoặc rượu vodka.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Người Mông Cổ coi bánh hấp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Tsagaan Sar. Ảnh: itsdimitri.com

Aaruul

Aaruul là sữa được làm đông lại, khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí và dưới ánh mặt trời. Điều đáng chú ý là không có giới hạn trong thời gian sử dụng món ăn này, dĩ nhiên là với điều kiện thời tiết đặc trưng của Mông Cổ thôi. Bởi độ cứng “không phải vừa đâu” của món ăn này mà các chuyên gia tin rằng, Aaruul là một trong những yếu tố “đảm bảo” cho răng chắc và khỏe mạnh của người Mông Cổ.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Aaruul là sữa được làm đông lại, khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí và dưới ánh mặt trời. Ảnh: panoramicjourneys.com
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Một cơ sở chuyên sản xuất Aaruul ở Mông Cổ. Ảnh: discovermongolia

Airag

Ngoài các món ăn trứ danh được chế biến từ cừu, người dân nơi đây còn tự hào về rượu sữa ngựa, còn biết đến với tên gọi Airag.
Rượu sữa ngựa được nhiều người ưa chuộng nhờ lượng vitamin và protein dồi dào. Đặc biệt để có được ly rượu sữa sóng sánh, người làm phải trải qua quá trình chế biến công phu. Cụ thể, muốn có được lượng rượu đủ dùng cho cả gia đình, người ta phải cần sữa của ít nhất 10 chú ngựa cái. Khi có được nguyên liệu, sữa được đưa vào một chiếc túi da treo trên cao. Hàng ngày, người làm phải lắc đều khoảng 1.000 lần sao cho rượu không quá lỏng, không quá đặc. Uống vào có vị chua chua của men, béo của sữa ngựa thì đạt chuẩn.
Món ngon gây thèm thuồng cho du khách khi đến Mông Cổ
Nguyên liệu sữa ngựa được đưa vào một chiếc túi da treo trên cao. Ảnh: hisitaly.com
Learn more »